홈 GIỚI THIỆU CÔNG TY TRIẾT LÝ KINH DOANH

TRIẾT LÝ KINH DOANH

Toàn thể lãnh đạo và công nhân viên đang cùng nhau nỗ lực để LINESYSTEM có thể kinh doanh có đạo đức.

윤리현장
NỘI DUNG NHỮNG QUY PHẠM ĐẠO ĐỨC
1. Thái độ của thành viên

1.1 Thực hiện nghiệp vụ một cách trung thực
1) Các thành viên phải nắm vững quyền hạn và trách nhiệm của mình, thực hiện nhiệm vụ của mình theo ngyên tắc tin cậy và trung thực.
2) Các thành viên làm việc theo nguyên tắc không làm thêm nghề phụ, kiêm nhiệm các chức vụ khác gây ảnh hưởng đến việc công việc. Nhưng trong trường hợp ngoại lệ thì phải xin phép trước và cấp trên sẽ xem xét tính chất công việc có liên quan đến nghiệp vụ tại công ty hay không.

1.2. Duy trì phẩm cách và xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh
1) Các thành viên phải ghi nhớ rằng lời nói và việc làm của mỗi người liên quan trực tiếp đến sự tin cậy và danh tiếng của công ty, đồng thời phải cố gắng làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của một thành viên trong xã hội.
2) Giữa đồng nghiệp và cấp trên và cấp dưới, các thành viên không được thực hiện các hành vi như quấy rối tình dục, ép buộc ảnh hưởng tới cá nhân khiến trở ngại cho việc hình thành các mối quan hệ lành mạnh, nhưng phải coi nhau là người bạn đồng hành, tôn trọng nhân cách lẫn nhau và tạo nên bầu không khí tổ chức lành mạnh.

1.3. Thực hiện nghiệp vụ một cách đúng đắn
1) Các thành viên phải phân biệt rạch ròi giữa công và tư, thực hiện nghiệp vụ một cách công bằng và rõ ràng. Vì vậy, không được chiêu đãi hoặc cung cấp tiền bạc quà cáp cho những người liên quan đến lợi ích vì mục đích trực lợi một cách không ngay thẳng và không xứng đáng.
2) Các thành viên không được nhận tiền bạc quà cáp, sự chiêu đãi hoặc các tiện ích cá nhân khác từ những người liên quan đến lợi ích, ví dụ như đối tác; trong trường hợp bất đắc dĩ phải nhận thì sẽ xử lý theo ‘tiêu chuẩn xử lý khi thu nhận quà’ và phải báo cáo quá trình sự việc cho Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Nhưng những trường hợp sau sẽ được coi là ngoại lệ:
 + Quà kỷ niệm nhằm quảng bá hoặc quà kỷ niệm của sự kiện
    - Các đồ vật có in lô-gô và danh xưng của công ty hoặc đối tác, đồng thời, giá cả của chúng được thừa nhận theo chuẩn mực xã hội.
 + Tiền chúc mừng và tiền chia buồn
    - Tiền và đồ vật ở mức được thừa nhận theo chuẩn mực xã hội - tiếp nhận theo mục đích tương trợ lẫn nhau.
3) Khi tiếp xúc với đối tác liên quan đến nghiệp vụ, các thành viên phải báo cáo cho cấp trên.

1.4 Giải quyết mâu thuẫn về lợi ích
1) Các thành viên không được thực hiện những hành vi hoặc hình thành các mối quan hệ mâu thuẫn với lợi ích của công ty; trong trường hợp vi phạm điều này, phải báo cáo cho Chủ tịch Hội đồng quản trị.
2) Phải lưu ý những hành vi mâu thuẫn với lợi ích sau đây. Nhưng những hành vi liệt kê không phải là tất cả các trường hợp mâu thuẫn với lợi ích nên trong trường hợp thực tế, các thành viên phải phán đoán và áp dụng một cách nghiêm túc.
 + Sau đây là ví dụ các trường hợp có thể gây ảnh hưởng đến nghiệp vụ hoặc gây ảnh hưởng đến sự phán đoán hoặc hành động của thành viên trong việc thực hiện nghiệp vụ nên được coi là mâu thuẫn với lợi ích của công ty.
    - Hành vi giao dịch với công ty, đối tác hoặc đối thủ cạnh tranh một cách trực tiếp hoặc thông qua trung gian.
    - Hành vi kiêm nhiệm chức vụ tại một doanh nghiệp có mối quan hệ lợi ích mà không được công ty cho phép.
    - Hành vi thiết lập mối quan hệ với đối tác trong việc vay mượn tiền bạc, cùng đầu tư, bảo lãnh vay nợ, bất động sản hoặc thuê, cho thuê bất động sản một cách trực tiếp hoặc thông qua trung gian.
    - Hành vi nhận bồi thường từ đối tác một cách trực tiếp hoặc thông qua trung gian.
 + Sau đây là những ví dụ về trường hợp mâu thuẫn với lợi ích của công ty do thành viên lợi dụng những thông tin nghiệp vụ mà mình biết được trong qua trình thực hiện nghiệp vụ nhằm trục lợi
    - Hành vi mua tài sản hoặc chứng khoán mà công ty dự định mua hoặc thuê một cách trực tiếp hoặc thông qua trung gian.
    - Hành vi được đối tác đảm bảo cho bản thân hoặc người thứ ba trong việc tuyển dụng, xin việc hoặc giới thiệu nhân cơ hội khuyên nhủ riêng tư sử dụng thông tin của công ty.
 + Trong trường hợp gia đình, người thân giao dịch với công ty hoặc đối tác, thành viên phải báo cáo điều này cho Chủ tịch Hội đồng quản trị.

1.5 Bảo vệ và sử dụng tài sản và thông tin của công ty một cách phù hợp
1) Các thành viên không được sử dụng, chuyển nhượng hoặc cho người thứ ba thuê mượn các tài sản của công ty vì lợi ích cá nhân mà không được cho phép.
2) Các thành viên không sử dụng ngân sách của công ty cho mục đích cá nhân, đồng thời phải sử dụng chúng một cách phù hợp và có hiệu quả theo đúng mục đích và tiêu chuẩn mà công ty đã đề ra.
3) Các thành viên không được lạm dụng PC, internet, thư điện tử, điện thoại/fax cho mục đích cá nhân.
4) Các thành viên phải tích cực bảo vệ quyền tài sản trí tuệ như quyền sáng chế, quyền doanh nghiệp, quyền nhãn hiệu, bản quyền, các thông tin có giá trị tài sản khác.
5) Các thành viên phải nghiêm túc quản lý các tài sản thông tin của công ty bao gồm thông tin kinh doanh và thông tin kỹ thuật theo tiêu chuẩn quản lý bảo an mà công ty đề ra.

2. Trách nhiệm đối với quý khách hàng

2.1 Kinh doanh coi quý khách hàng là trung tâm
1) Công ty không ngừng nỗ lực nhằm cùng cấp các sản phẩm và dịch vụ mà quý khách hàng đang cần.
2) Công ty cố gắng hết mình để tìm hiểu chính xác yêu cầu của quý khách hàng, tôn trọng yêu cầu chính đáng và đề nghị hợp lý của quý khách hàng và tích cực phản ánh các yếu tố đó trong hoạt động kinh doanh của công ty.

2.2 Bảo vệ thông tin khách hàng
1) Công ty tuân thủ các pháp lệnh liên quan đến việc bảo vệ thông tin khách hàng, thường xuyên kiểm tra và cải thiện quá trình nghiệp vụ nhằm bảo vệ thông tin khách hàng, cố gắng hết sức bảo vệ thông tin khách hàng thông qua hệ thống bảo an phù hợp nhất và người quản lý thông tin khách hàng.
2) Ngoại trừ các trường hợp được sự đồng ý của quý khách hàng hoặc được cho phép về phương diện pháp lý, công ty không sử dụng thông tin khách hàng hoặc cung cấp cho người thứ ba vì những mục đích ngoài mục đích đã được cung cấp.

2.3 Nâng cao giá trị của quý khách hàng
1) Trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho quý khác hàng, công ty nỗ lực hết mình nhằm nâng cao giá trị của quý khách hàng thông qua việc duy trì chất lượng sản phẩm mà quý khách hàng mong đợi, tạo môi trường để quý khách hàng có thể an tâm sử dụng sản phẩm và dịch vụ một cách hữu ích.

3. Trách nhiệm đối với thành viên

3.1 Kinh doanh vì con người
1) Công ty tôn trọng nhân cách của các thành viên, đối xử với họ một cách công bằng và hợp lý theo khả năng và thành quả của họ.
2) Công ty phải tạo nên môi trường để các thành viên có thể cực đại hóa các hoạt động của não một cách tự giác và tích cực.
3) Công ty hỗ trợ cho cách hoạt động phát triển bản thân của các thành viên, đồng thời tích cực tạo cho họ cơ hội học tập những kiến thức cần thiết cho việc thực hiện nghiệp vụ.

3.2 An toàn và hạnh phúc của các thành viên
1) Công ty duy trì chế độ vì sự an toàn và sức khỏe của các thành viên, thực hiện chương trình hướng dẫn định kỳ liên quan đến các vấn đề đó.
2) Công ty cố gắng hết sức để các thành viên có thể phát hiện tinh thần cầu tiến và tính sáng tạo dựa trên sự tin cậy lẫn nhau và niềm tự hào.

4. Trách nhiệm đối với các cổ đông

4.1 Nâng cao giá trị doanh nghiệp
1) Công ty cực đại hóa giá trị doanh nghiệp và sở hữu thành quả đó với các chủ đông thông qua hoạt động kinh doanh có hiệu quả, không ngừng cải cách.

4.2 Bảo vệ quyền và lợi ích của các cổ đông
1) Công ty kinh doanh rõ ràng coi Hội đồng quản trị là trung tâm, tôn trọng yêu cầu và đề nghị chính đáng của các cổ đông.
2) Công ty ghi chép và bảo quản chính xác các thông tin kế toán theo các nguyên tắc, pháp quy, quy định của công ty được thừa nhận.
3) Tất cả các thông tin kinh doanh của công ty đều phải phản ánh chính xác các sự thật hoặc các thông tin giao dịch liên quan để hỗ trợ cho các quyết định của ban điều hành.

5. Quan hệ với đối tác

5.1 Giao dịch công bằng và kinh doanh hai bên cùng có lợi
1)Công ty tạo cơ hội giao dịch công bằng cho công ty đối tác, không lợi dụng vị trí có lợi để thực hiện những hành vi tiêu cực, nhưng theo đuổi lợi ích của các hai bên và sự phát triển chung.
2) Về các nội dung có thể được giải thích là vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến thương mại công bằng, các thành viên phải đàm phán một cách kỹ càng trước khi xử lý, không được tự ý quyết định theo giải thích của các nhân.

6. Trách nhiệm đối với công ty

6.1 Xây dựng văn hóa lành mạnh
1) Xây dựng xã hội tiện ích và sung túc thông qua việc không ngừng cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, qua đó, công ty nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và đóng góp vào hạnh phúc của nhân loại.
2) Trong kinh doanh, công ty tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy phạm xã hội, đồng thời tôn trọng truyền thống và văn hóa sở tại.

6.2 Tôn trọng tính tôn nghiêm của con người
1) Tại khu vực kinh doanh, công ty không phân biệt một cách bất hợp lý vì những lý do dân tộc/tôn giáo/giới tính/khuyết tật vv đối với tất cả các quý khách hàng và các thành viên.
2) Công ty bảo vệ các quyền con người cơ bản như bảo vệ trẻ vị thành niên trong khu vực kinh doanh, và bảo vệ quyền riêng tư của quý khách hàng.

6.3 Kinh doanh thân thiện với môi trường
1) Công ty tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, pháp lệnh, các quy định nội bộ liên quan đến bảo vệ môi trường, và thực hiện kinh doanh thân thiện với môi trường.

6.4 Các hoạt động đóng góp cho xã hội
1) Công ty tích cực tham dự các hoạt động đóng góp cho xã hội, nỗ lực vì hạnh phúc của toàn xã hội.

6.5 Duy trì sự trung lập về chính trị
1) ) Công ty tôn trọng quyền tham gia chính trị và sự bày tỏ quan điểm chính trị của cá nhân nhưng không thừa nhận tất cả các hoạt động chính trị như sử dụng tài chính nhân lực, cơ sở vật chất của công ty vào các mục đích chính trị.
2) Công ty bãi bỏ việc giao dịch không phù hợp liên quan đến Chính phủ nhưng sẽ tuân thủ các quy định pháp luật của từng quốc gia.

7. Áp dụng quy phạm đạo đức

7.1 Đối tượng áp dụng và nghĩa vụ tuân thủ
1) Quy phạm đạo đức này coi công ty và tất cả các thành viên của công ty là đối tượng, tất cả các thành viên có nghĩa vụ tuân thủ/cam kết quy phạm đạo đức này.
2) Trong trường hợp vi phạm quy phạm đạo đức này, người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của công ty.

7.2 Báo cáo hành vi vi phạm và bảo vệ người cung cấp thông tin
1) Khi phát hiện việc vi phạm quy phạm đạo đức này, thành viên phải báo cáo việc này cho người lãnh đạo của tổ chức hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị để sự việc nhanh chóng được giải quyết, nhằm tích cực bảo vệ công ty và thành viên khỏi hành vi đó.
2) Thành viên không chịu bất cứ thiệt hại nào vì việc báo cáo chính đáng đó.

7.3 Hướng dẫn thực hiện quy phạm đạo đức và điều hành chuẩn tắc hành động đạo đức
1) Người phụ trách quản trị đạo đức phải đề ra/thi hành ‘hướng dẫn thực hiện quy phạm đạo đức’ trong trường hợp nhận thấy rằng nó cần thiết để thi hành quy phạm đạo đức này.
2) Người phụ trách quản trị đạo đức có thể đưa ra/thi hành ‘chuẩn tắc hành động đạo đức’ dựa trên những đặc điểm nghiệp vụ sau khi bàn bạc với trưởng bộ phận kinh doanh tương ứng.

Quy tắc bổ sung

1. Thời gian thi hành
Quy phạm đạo đức này được thực hiện kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2009.